Hướng dẫn thiết kế nhà có phòng thờ hiện đại và ấm cúng
GIÁ THÔ 3 TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4.8 ĐẾN 6 TRIỆU Đ/M2

Thiết kế nhà có phòng thờ hiện đại và ấm cúng

Thiết kế nhà có phòng thờ hiện đại và ấm cúng, mang đến không gian hòa quyện giữa truyền thống với sự tiện nghi đương đại.

Phòng thờ là một phần không thể thiếu trong những ngôi nhà của người Việt Nam. Đây không chỉ là nơi thờ cúng các vị thần, tổ tiên mà còn thể hiện sự kính trọng và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Thiết kế nhà có phòng thờ hiện đại nhưng vẫn mang đậm tinh hoa văn hóa dân tộc đã và đang là một xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn.

Nhà có phòng thờ – Nét văn hóa truyền thống của người Việt

Nhà có phòng thờ là một nét văn hóa truyền thống của người Việt, được duy trì và phát triển qua nhiều thế hệ. Phòng thờ không chỉ đơn thuần là nơi thờ cúng tổ tiên, tổ phụ, hay các vị thần linh trong đời sống tâm linh của chúng ta. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một không gian thanh bình, tĩnh lặng, nơi mà chúng ta có thể tìm về bình an trong cuộc sống đầy bộn bề.

Không chỉ giữ nguyên vẹn những nét truyền thống, ngày nay, những mẫu nhà có phòng thờ cũng không ngừng được cải tiến và hiện đại hóa. Theo đó, thiết kế nhà có phòng thờ hiện đại cần kết hợp hài hoà giữa nhiều yếu tố. Ví dụ như vị trí, hướng, cách bày trí,… để đảm bảo tạo nên không gian thờ cúng thanh tinh và trang nghiêm.

Các kiểu thiết kế phòng thờ phổ biến

Trong thiết kế phòng thờ, có hai kiểu chính phổ biến mà gia đình thường lựa chọn. Đó là phòng thờ chung ở phòng khách hoặc phòng thờ riêng. Mỗi kiểu thiết kế mang đến những trải nghiệm và ưu điểm khác nhau cho gia chủ.

Thiết kế nhà có phòng thờ riêng

Phòng thờ riêng biệt là một không gian tuyệt vời để gia đình tập trung vào tâm linh và cầu nguyện. Nó tạo ra một không gian tĩnh tâm, thanh lọc tâm hồn, giúp con người sống chân thành, biết ơn và yêu thương.

Trong không gian riêng tư này, gia chủ có thể tự do thực hiện các nghi thức cúng tế mà không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động sinh hoạt khác trong nhà.

Thiết kế nhà có phòng thờ chung với không gian phòng khách

Phòng thờ chung với không gian phòng khách thường được lựa chọn trong những căn nhà có diện tích hạn chế hoặc không đủ không gian để tạo ra phòng thờ riêng biệt. Điểm mạnh của kiểu thiết kế này là tận dụng ánh sáng tự nhiên và thông thoáng từ không gian phòng khách, giúp phòng thờ trở nên sáng sủa và thân thiện.

Thiết kế nhà có phòng thờ chung thường xuất hiện ở những ngôi nhà cấp 4, nhà không có nhiều diện tích hoặc có khu vực thờ cúng nhỏ gọn như thờ Chúa. Một ưu điểm khác của phòng thờ chung là dễ dàng kết hợp gặp gỡ và tụ họp con cháu mỗi dịp giỗ hay lễ tết, tạo không khí ấm cúng, đoàn tụ cho gia đình.

Tuy nhiên, điểm yếu của thiết kế phòng thờ chung với không gian phòng khách là sự thiếu riêng tư và thoải mái khi thực hiện các hoạt động tâm linh như cầu nguyện, thắp hương hay tụng kinh.

XEM THÊM: mẫu nhà chữ l 1 tầng 3 phòng ngủ

Vị trí nên đặt phòng thờ trong nhà ở

Chọn vị trí phù hợp cho phòng thờ

  • Phòng thờ ở tầng trệt thường phù hợp với các loại nhà như nhà ống, nhà cấp 4, nhà biệt thự hay nhà vườn. Việc đặt phòng thờ ở tầng trệt sẽ dễ dàng tiếp cận và thuận tiện cho cả gia đình khi thực hiện các nghi thức tôn thờ.
  • Phòng thờ tầng thượng được thiết kế ở khu vực cao nhất trong nhà, tạo một không gian riêng tư, tôn nghiêm cho việc thờ cúng. Tuy nhiên, thường gặp phải bất tiện vì phải leo cầu thang.
  • Phòng thờ ở tầng lửng là một giải pháp trung gian giữa tầng trệt và tầng thượng. Đây là một vị trí linh hoạt, phù hợp cho các căn nhà có kiến trúc đa tầng.
  • Nếu không có sân thượng, phòng thờ có thể được đặt ở tầng 2 hoặc tầng 3. Phòng thờ sẽ được đặt ở đằng trước, đảm bảo yếu tố phong thuỷ.

Ngoài ra, việc lựa chọn vị trí phòng thờ không chỉ dừng lại ở những vị trí kể trên, mà còn phải cân nhắc nhiều yếu tố khác như diện tích của ngôi nhà, kiểu nhà, vị trí phong thủy và ý kiến đóng góp của gia đình.

Đặc biệt đối với các gia đình có người cao tuổi, việc kết nối không gian người cao tuổi với không gian tâm linh như bàn thờ hay góc thiền là rất quan trọng. Trong đó, phòng thờ thiết cần cần bố trí ít nhất một mặt có tiếp xúc với thiên nhiên bên ngoài, tránh tù túng và ẩm thấp. Từ đó tạo không gian thanh tịnh và thoải mái cho phòng thờ cũng như cả gia đình.

Xác định diện tích phòng thờ phù hợp với kiểu nhà

Diện tích phòng thờ trong ngôi nhà sẽ được xác định dựa trên nhiều yếu tố quan trọng như vị trí đặt bàn thờ, tổng quy mô diện tích ngôi nhà và cách thờ cúng của gia đình.

Các chuyên gia phong thủy đã phân tích và đưa ra đề xuất, diện tích phòng thờ hợp lý có thể là 5m2, 7m2 và 10m2, tuỳ thuộc vào mặt bằng thực tế của từng hộ gia đình. Cụ thể:

  • Đối với phòng thờ nhà ống hoặc nhà phố: Bạn có thể bố trí phòng thờ ở tầng 1 hoặc tầng cao nhất của ngôi nhà. Diện tích phòng thờ phù hợp nhất thường từ khoảng 5-8m2, tùy vào mục đích sử dụng và không gian có sẵn.
  • Đối với nhà biệt thự: Bạn có thể thiết kế phòng thờ riêng diện tích khoảng từ 10-12m2 hoặc linh hoạt sao cho phù hợp với kiến trúc và sự trang trọng của căn nhà. Với không gian rộng lớn, phòng thờ riêng biệt sẽ mang đến không gian thanh tịnh và linh thiêng cho các hoạt động thờ cúng.

Lưu ý khi bố trí phòng thờ nhà ống

Bố trí phòng thờ ở tầng lửng

Nhà ống thường có diện tích hẹp và chiều dài lớn, do đó bố trí phòng thờ ở tầng lửng là một lựa chọn phù hợp, tiết kiệm diện tích và tạo được không gian riêng biệt, thanh tịnh.

Tầng lửng được thiết kế ở giữa nhà, có ánh sáng tự nhiên và thoáng khí. Phòng thờ ở tầng lửng có thể được bố trí theo hai cách:

  • Bố trí phòng thờ ở giữa tầng lửng: Đây là lựa chọn tối ưu dành cho các ngôi nhà có bề ngang rộng lớn, dễ dàng thiết kế phòng thờ rộng rãi ở giữa tầng lửng. Vị trí này dễ dàng quan sát từ các tầng khác, lại có thể tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên.
  • Bố trí phòng thờ ở góc tầng lửng: Vị trí đặt phòng thờ này thích hợp với những ngôi nhà có chiều rộng hẹp, không đủ diện tích để bố trí phòng thờ ở giữa. Phòng thờ ở góc tầng lửng vẫn đảm bảo không gian riêng tư, yên tĩnh và trang nghiêm cho việc cúng bái.
Bố trí phòng thờ ở tầng lửng là lựa chọn phổ biến hiện nay
Bố trí phòng thờ ở tầng lửng là lựa chọn phổ biến hiện nay

Không chỉ vậy, bạn còn phải lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Hướng của bàn thờ: Cùng hướng với hướng nhà.
  • Chiều cao của phòng thờ: Nằm trong khoảng từ 2.4m đến 3m, tùy thuộc vào kiểu kiến trúc của ngôi nhà.
  • Chiều cao của bàn thờ: Cần phù hợp với người thờ cúng để thuận tiện khi cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ tôn thờ.
  • Trang trí phòng thờ: Sử dụng các vật phẩm tôn thờ, tranh ảnh và câu châm ngôn linh thiêng.
  • Bố trí đồ đạc gọn gàng: Bằng cách sắp xếp hợp lý để tạo không gian thờ cúng thanh tịnh và trang nghiêm.

Thiết kế phòng thờ trên sân thượng

Đây là một cách bố trí hiện đại, mang lại không gian thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên cho phòng thờ. Tuy nhiên, khi thiết kế nhà có phòng thờ trên sân thượng bạn cũng cần chú ý đến một số điểm sau:

  • Hướng phòng thờ phù hợp phong thuỷ hoặc theo mệnh gia chủ và ở nơi thoáng để tiếp thu nhiều năng lượng nhất.
  • Đặt phòng thờ tránh xa các khu vực sinh hoạt khác như chỗ giặt đồ, chỗ nuôi cây hoặc chỗ treo quần áo để tránh xung khắc với không khí linh thiêng.
  • Khu vực sân thượng thường khá nóng và có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Do đó cần chống nóng bằng rèm hoặc làm mái che cho phòng thờ để bảo vệ các vật dụng trong phòng.
  • Bố trí đồ đạc và trang trí trong phòng thờ sao cho hài hòa, đẹp mắt và hợp phong thủy.
  • Phía trước khoảng sân thượng bố trí phòng thờ cần thoáng đãng, tránh các vật cản che chắn để. Đồng thời luôn giữ cho không gian trong và ngoài phòng thờ sạch sẽ.
Phòng thờ thiết kế ở vị trí tầng thượng nằm phía trước nhà
Phòng thờ thiết kế ở vị trí tầng thượng nằm phía trước nhà

Các vị trí không nên đặt phòng thờ

Ngoài những vị trí nên đặt phòng thờ như đã nêu trên, còn có một số vị trí không nên đặt phòng thờ vì sẽ gây ra những tác động xấu đến vận khí của gia đình. Một số vị trí không nên đặt phòng thờ như sau:

  • Không đặt phòng thờ ở gần cửa chính hoặc cửa ra vào: Đây là vị trí có nhiều người qua lại, gây ra tiếng ồn và xáo trộn không khí linh thiêng. Ngoài ra, cửa chính cũng là nơi dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng khí âm từ bên ngoài, do đó không phù hợp để đặt phòng thờ.
  • Không đặt phòng thờ ở gần bếp hoặc nhà vệ sinh: Những khu vực có nhiều mùi hôi, bụi bẩn và sinh hoạt tạp nham, không hợp với tính chất tinh khiết và thanh tịnh của phòng thờ.
  • Không đặt phòng thờ ở dưới gầm cầu thang hoặc dưới xà ngang: Đây là những góc nhà xấu trong phong thủy, tăm tối và tập trung năng lượng tiêu cực. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự thanh tịnh và linh thiêng của không gian thờ cúng.
  • Không bố trí phòng thờ trong phòng ngủ: Đặt phòng thờ trong phòng ngủ sẽ tạo ra sự xung đột giữa không gian tâm linh và không gian nghỉ ngơi. Từ đó gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi cũng như thực hiện các nghi thức tôn thờ.

Các mẫu nhà có phòng thờ đẹp, thanh tịnh và ấm cúng

Mẫu thiết kế nhà có phòng thờ riêng

Phòng thờ riêng thiết kế tinh tế và thanh tịnh

Phòng thờ riêng thiết kế tinh tế và thanh tịnh
Phòng thờ riêng thiết kế tinh tế và thanh tịnh

Mẫu phòng thờ chung với phòng khách

Một số mẫu nhà thiết kế phòng thờ chung đẹp mắt, hiện đại

Mẫu phòng thờ trên lửng

Các mẫu nhà có phòng thờ nằm ở tầng lửng thuận tiện
Các mẫu nhà có phòng thờ nằm ở tầng lửng thuận tiện

Mẫu phòng thờ ở tầng thượng

Mẫu nhà thiết kế phòng thờ tầng thượng riêng tư, trang nghiêm
Mẫu nhà thiết kế phòng thờ tầng thượng riêng tư, trang nghiêm 

XEM THÊM: Xây nhà bình dương

Bài viết là một số thông tin về thiết kế nhà có phòng thờ cho các gia chủ tham khảo để có thêm ý tưởng và lựa chọn phù hợp. Hy vọng những chia sẻ là hữu ích và nếu cần thêm thông tin hỗ trợ chi tiết, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Đánh giá chúng tôi