Sửa chữa nhà vệ sinh nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình
GIÁ THÔ 3 TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4.8 ĐẾN 6 TRIỆU Đ/M2

Nâng cấp, cải tạo nhà vê sinh dễ như trở bàn tay

Nhà vệ sinh, nhà tắm là công trình trong nhà ở dễ bị xuống cấp và gặp nhiều vấn đề về an toàn, tiện nghi. Đây là không gian thường xuyên bị dội nước ẩm ướt, sử dụng hóa chất tẩy rửa hay bị nhiễm mùi, nhiễm vi khuẩn khi sinh hoạt thiết yếu hàng ngày. Cải tạo sửa chữa nhà vệ sinh là công việc được nhiều gia đình thực hiện sau khi công trình sử dụng được vài năm. Trong bài viết dưới đây, Xây Dựng Nam Thiên Phát chia sẻ đến bạn các hạng mục sửa nhà vệ sinh phổ biến để nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Những vấn đề của nhà vệ sinh cũ

Những vấn đề về nhà vệ sinh cũ
Những vấn đề về nhà vệ sinh cũ

Nhà vệ sinh sau khi đưa vào sử dụng được khoảng 5 năm đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp, không gian trở nên chật hẹp hoặc không tiện nghi. Đặc biệt, những vấn đề được khuếch đại hơn khi gia đình bạn thêm thành viên hay thành viên trưởng thành. Dưới đây là những điều bất cập thường thấy đối với nhà WC:

  • Gạch lát sàn nhà vệ sinh trơn trượt. Sau một thời gian dài sử dụng và trải qua ma sát, gạch lát sàn bị mài mòn bề mặt. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến thành viên vị ngã chấn thương cơ thể khi sàn ướt, dép ướt.
  • Chống thấm sàn nhà, tường nhà vệ sinh chất lượng kém gây ra các hiện tượng:
    • Sơn tường nhà vệ sinh bị nổ, bong tróc mất thẩm mỹ.
    • Tường nhà tắm có vết ẩm cả ngày, tạo điều kiện cho nấm mốc, rêu, vi sinh vật, vi khuẩn phát triển và mùi hôi ám cả ngày.
    • Nước ẩm xuyên qua tường làm ẩm cả phần tường của phòng bên cạnh.
    • Sàn nhà ẩm làm nước thấm xuống trần nhà phía dưới.
  • Bồn cầu sử dụng loại có công suất nhỏ, đường ống xả nhỏ, áp lực nước không mạnh khiến hiện tượng tắc nghẽn bồn cầu thường xuyên xảy ra.
  • Bồn rửa tay, bồn cầu lâu ngày không cọ rửa bên ngoài khiến vết bẩn cứng đầu, vết ố vàng bám chắc, không thể làm sạch.
  • Nhà tắm thiếu quạt thông hơi để hút mùi, hút hơi ẩm ra khỏi không gian nhỏ.
  • Nội thất nhà tắm không đầy đủ như:
    • Không có móc để treo quần áo sạch, quần áo bẩn.
    • Không có tủ kín để đựng đồ cá nhân đặc biệt.
    • Không có kệ, khay đựng xà phòng tắm, nước rửa tay và các hóa mỹ phẩm làm sạch khác.
  • Nhà tắm không có vách ngăn tắm khiến nước tắm chảy và bắn tung tóe khắp sàn, khắp tường.

Các hạng mục cải tạo nhà vệ sinh phổ biến

Hoạt động cải tạo nhà vệ sinh được triển khai thực hiện tập trung vào sự tiện nghi và an toàn cho gia đình. Những hạng mục sửa chữa phổ biến được Xây Dựng Nam Thiên Phát thi công hiện nay là:

Chống thấm sàn và tường cho nhà vệ sinh

Chống thấm sàn nhà vệ sinh
Chống thấm sàn nhà vệ sinh

XEM THÊM: Dịch vụ sửa chữa nhà phố trọn gói

Chống thấm lại sàn, tường và trần nhà vệ sinh nhằm mục tiêu: 

  • Đảm bảo hơi nước không thấm qua bề mặt và phá hủy kết cấu cốt thép trong nhà và tường, trần của phòng khác.. 
  • Bảo vệ sức khỏe thành viên gia đình nhờ hạn chế tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm, rêu mốc phát triển.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho công trình nhà vệ sinh.
Chống thấm tường nhà bằng gạch men
Chống thấm tường nhà bằng gạch men

Để tạo lại lớp chống thấm cho tường nhà, Xây Dựng Nam Thiên Phát tiến hành cạo bỏ toàn bộ sơn tường và trần nhà vệ sinh cũ. Sau đó, Nam Thiên Phát lựa chọn các giải pháp sau:

  • Làm lại chống thấm và sơn màu mới cho tường, trần nhà.
  • Chống thấm và ốp gạch tráng men cho tường nhà, sơn lại màu mới cho trần nhà. Mạch gắn kết giữa các viên gạch phải có khả năng chống thấm cao.

Chống thấm sàn nhà:

  • Đào bỏ lớp chống thấm sàn cũ và thay bằng lớp mới.
  • Bột, vật liệu dùng để trét mạch và bo góc giữa chân tường – sàn nhà là chất chống thấm cực cao.

Lát gạch mới

Sau một thời gian dài sử dụng, gạch sàn nhà tắm bị sứt mẻ hoặc mài mòn. Hạng mục lát gạch mới khi sửa nhà vệ sinh nhằm đảm bảo hạn chế những rủi ro như:

  • Thành viên trong gia đình bị ngã khi tắm, gội đầu, giặt giũ và vệ sinh.
  • Người trong gia đình bị thương nhỏ do các vết nứt vỡ trên sàn nhà.
  • Vết nứt vỡ phá vỡ kết cấu chống thấm cho sàn.

Các giải pháp lát gạch mới cho sàn nhà:

  • Trong trường hợp chống thấm sàn nhà đã bị ảnh hưởng, gia đình cần làm lại chống thấm sàn.
  • Sử dụng gạch sỏi để lát sàn nhà tắm. Đây là loại gạch có họa tiết giả viên sỏi, có bề mặt nhám và phủ men để chống trơn trượt, nâng cao độ ma sát và thẩm mỹ.
  • Sử dụng gạch họa tiết vân gỗ để không gian thêm ấm cúng.
  • Dùng gạch tráng men màu sáng để không gian thêm thông thoáng.
Gạch sỏi sàn nhà tắm
Gạch sỏi sàn nhà tắm
Gạch giả gỗ nhà tắm
Gạch giả gỗ nhà tắm

Thay cửa 

Cửa nhà tắm sử dụng lâu ngày bị hỏng bản lề, cánh cửa cong vênh, khóa cửa không được chắc chắn hay cánh bị han gỉ. Mục tiêu của việc thay thế cửa là nâng cao mức độ riêng tư cho không gian khi có người sử dụng. Các giải pháp thay thế cửa nhà tắm:

  • Cửa nhà tắm làm bằng gỗ công nghiệp có cách âm.
  • Cửa nhà tắm làm từ nhôm kính cách âm vừa phải. Bề mặt cửa màu trắng đục không thể nhìn xuyên thấu. 
  • Cửa nhà vệ sinh có khung nhựa Polyvinyl Chloride kết hợp với lõi thép gia cường bên trong và kính ở bề mặt cánh.
  • Cửa nhà vệ sinh làm từ hợp kim nhôm hoặc sắt và đóng – mở bằng cách kéo ngang.
Cửa nhôm kính nhà tắm
Cửa nhôm kính nhà tắm

Làm thông gió/hút mùi, tăng thêm ánh sáng tự nhiên

Hạng mục làm thông gió, hút mùi cho nhà vệ sinh để giảm độ ẩm phòng khi tắm rửa và bớt bị ám mùi khi đi vệ sinh. Những giải pháp được áp dụng phổ biến hiện nay:

  • Lắp quạt thông gió ra môi trường tự nhiên hoặc không gian ngoài nhà vệ sinh.
  • Đục lỗ thông hơi nhà tắm để lấy sáng và luân chuyển không khí.
  • Sử dụng cánh cửa bằng kính để ánh sáng xuyên được vào trong nhà vệ sinh. 
Thiết bị hút mùi nhà tắm
Thiết bị hút mùi nhà tắm

Thay thiết bị vệ sinh

Các thiết bị vệ sinh được thay thế phổ biến:

  • Thay thế vòi tắm hoa sen cũ bằng loại vòi tăng áp để tăng mức nước phun ra. Loại vòi sử dụng có kết hợp cả vòi xả hoa sen và vòi xả nước để thành viên gội đầu, rửa chân tay thuận tiện.
  • Thay bồn cầu mới có dung tích bình tích nước lớn hơn, áp lực xả nước mạnh hơn để cuốn trôi mọi chất thải dễ dàng.
  • Thay thế bồn rửa tay kích thước lớn để nước không bị vung vãi nhiều ra sàn khi rửa mặt, đánh răng.

Thêm vách ngăn/ vách tắm kính

Vách ngăn hay vách tắm kính là những tấm kính được dựng lên để phân chia không gian nhà tắm thành khu vực tắm ướt và khu vực khô. Vách ngăn có tác dụng ngăn nước tắm tràn ướt khắp sàn và bắn lên tường. Đồng thời, việc vệ sinh không gian tắm bị ướt trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Các vách ngăn được gia đình lựa chọn khi cải tạo nhà vệ sinh hiện nay là vách kính cường lực trong suốt hoặc vách làm mờ.

Vách tắm kính trượt
Vách tắm kính trượt
Vách tắm kính cố định
Vách tắm kính cố định

Thay trần nhà vệ sinh

Trần nhà vệ sinh cũng là hạng mục dễ bị thấm ẩm khiến lớp sơn bị bong tróc, ẩm mốc. Việc thay thế trần giúp nâng cao khả năng chống thấm và tăng tính thẩm mỹ nhà vệ sinh. Các giải pháp thay trần khi sửa nhà vệ sinh được các gia đình lựa chọn hiện nay là:

  • Cạo bỏ lớp sơn, xi măng của trần cũ và thay thế bằng trần thạch cao chống thấm mới.
  • Thiết kế trần nhà vệ sinh bằng nhôm có khả năng tiêu âm, chống thấm, chịu nhiệt tốt.
  • Thiết kế trần nhà bằng nhựa để chống thấm và dễ dàng vệ sinh.

Thêm đèn sưởi đôi

Đèn sưởi nhà vệ sinh là loại đèn được thiết kế có các bóng phát ra nhiệt độ cao. Đèn sưởi giúp làm ấm không gian nhà tắm khi mùa đông đến hoặc khi tắm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mà không lo bị cảm lạnh. Các thương hiệu đèn sưởi đôi được người tiêu dùng lựa chọn là Hans, Moletty, Kottmann, Heizen… Vị trí lắp đặt đèn thường là gần nơi đứng tắm, lắp phía trước hoặc sau đầu. Độ cao đèn thường lớn hơn 1.8m hoặc ngay phía dưới trần nhà tắm.

Đèn sưởi đôi cho nhà tắm
Đèn sưởi đôi cho nhà tắm

Mở rộng diện tích nhà vệ sinh

Mở rộng diện tích nhà vệ sinh thường được thực hiện khi số lượng thành viên trong gia đình tăng lên hoặc gia đình muốn đặt thêm bồn tắm trong phòng. Cách mở rộng diện tích phổ biến là đập bỏ bức tường cũ và mở rộng chiều dài, chiều rộng của nhà vệ sinh sang các không gian khác.

Thêm tủ lavabo nhà vệ sinh

Tủ lavabo trên thị trường hiện nay gồm các bộ phận chính là chậu rửa, vòi nước và tủ hoặc kệ đựng đồ phía dưới. Thiết kế của tủ cho phép người dùng gắn trực tiếp vào tường hoặc đặt trên sàn nhà vệ sinh.

Trong nhà vệ sinh chứa rất nhiều đồ đạc như sữa tắm, dầu gội, dầu xả, nước súc miệng, kem đánh răng, máy sấy… Những món đồ này khi không được sắp xếp gọn gàng rất dễ khiến phòng tắm bị lộn xộn và tích bẩn. Việc lắp đặt thêm các tủ lavabo gỗ có khả năng chống han gỉ giúp gia đình cất đồ được gọi gàng, ngăn nắp. 

Tủ lavabo nhà vệ sinh 
Tủ lavabo nhà vệ sinh
Tủ lavabo treo tường
Tủ lavabo treo tường

Sửa chữa hệ thống đường dây điện

Đường dây điện nhà tắm thường được thiết kế chìm trong tường nhà. Khi tường bị ẩm mốc, lớp nhựa bọc ngoài đường dây bị nứt vỡ và làm rò rỉ điện gây mất an toàn. Việc sửa chữa hệ thống đường dây điện khi cải tạo nhà vệ sinh giúp ngăn chặn tình trạng giật điện khi sờ tay vào tường ẩm. Các giải pháp sửa chữa hệ thống đường điện:

  • Đào đường dây điện nhà tắm và thay thế dây mới.
  • Thay thế ổ cắm điện mới trong nhà tắm. Ổ cắm phải có nắp nhựa  để đóng lại khi không sử dụng. Vị trí ổ cắm cao hơn với vị trí tay khi rửa mặt để nước không bắn vào ổ điện.
Ổ điện có nắp đậy
Ổ điện có nắp đậy
Ổ điện có nắp đậy an toàn
Ổ điện có nắp đậy an toàn

Những lưu ý khi sửa nhà vệ sinh

Nhiều gia đình hiện nay vẫn còn tâm lý nhà vệ sinh là một công trình phụ nên không cần quan tâm quá nhiều như các phòng chức năng hay phòng ngủ. Tuy nhiên, việc vệ sinh cơ thể, vệ sinh cá nhân là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống không thua kém việc ngủ nghỉ. Do đó, thiết kế nhà vệ sinh an toàn, tiện nghi đóng vai trò quan trọng để cuộc sống thêm thoải mái.

Hoạt động sửa chữa nhà vệ sinh thường bị giới hạn bởi diện tích hiện tại và đường ống đang có. Chính vì vậy, Nam Thiên Phát chia sẻ đến bạn đọc các vấn đề thường gặp và cách giả quyết hiệu quả nhất.

 Lựa chọn cửa nhà vệ sinh phù hợp

Nhiều gia đình thắc mắc cửa nhà vệ sinh nên thiết kế mở ra hay mở vào. Trong đa số thiết kế hiện nay, cửa nhà vệ sinh được thiết kế mở vào vì:

  • Cửa mở vào không làm lộ khe hở và bản lề. Khi nhìn từ ngoài vào, công trình trông được liền mạch và thẩm mỹ hơn.
  • Theo yếu tố phong thủy, cửa nhà vệ sinh không nên mở ra ngoài vì sẽ làm âm khí và xú uế tràn vào không gian nội thất nhà ở. Cánh cửa nên được mở vào để những nguồn năng lượng xấu đi xuống hầm cầu.
  • Trong trường hợp ngay cửa nhà vệ sinh có thiết kế thiết bị chắn khiến việc mở vào khó khăn, gia đình nên lựa chọn giải pháp sử dụng cửa kéo – mở ngang.
Cửa nhà vệ sinh mở vào
Cửa nhà vệ sinh mở vào

Tối ưu hóa không gian để đảm bảo an toàn cho nhà vệ sinh nhỏ

Những cách tối ưu không gian nhỏ để đảm bảo an toàn:

  • Sử dụng vách ngăn kính để nước không tràn khắp sàn, giảm việc ngã do trơn trượt.
  • Sử dụng khăn lau sàn để lau ngay những vết nước rơi vãi khi rửa mặt, đánh răng.
  • Máy sấy, máy uốn tóc, duỗi tóc cần để lên kệ cao, tránh nước bắn vào thiết bị.
  • Ổ điện trong nhà tắm phải có nắp đậy bằng nhựa trong để che chắn nước.

Cách sửa để nhà vệ sinh nhỏ hẹp thông thoáng và sáng hơn

Đối với nhà vệ sinh nhỏ hẹp, những cách sửa để không gian trở nên thông thoáng và sáng hơn:

  • Quạt gió thông hơi nhất định phải được lắp đặt để cuốn mùi, nhiệt độ và hơi ẩm trong phòng ra ngoài.
  • Sử dụng cửa có kính đục, kính làm mờ để ánh sáng vẫn xuyên qua được.
  • Sử dụng kệ màu sáng gắn vào góc tường để sắp xếp đồ đạc và che đi góc tối trong phòng.
  • Sử dụng sơn hoặc gạch lát tường, gạch lát sàn màu sáng.
  • Lắp đèn công suất phù hợp trong nhà tắm.
Kệ gắn góc tường
Kệ gắn góc tường

Lavabo đôi phù hợp với nhà vệ sinh nào?

Lavabo đôi là bộ gồm 2 bồn rửa mặt, rửa tay được kết nối với nhau. Bồn đôi được cấu tạo gồm hai bồn rửa, hai vòi nước, hai lỗ xả. Do đó, thiết bị cho phép hai người dùng sử dụng nhà vệ sinh cùng một lúc. 

Vậy lavabo đôi phù hợp với nhà vệ sinh nào? Trong trường hợp gia đình thiết kế nhà vệ sinh lớn chung cho một tầng, sử dụng lavabo đôi là lựa chọn phù hợp. Như vậy, các thành viên trong gia đình không cần chờ đợi trong giờ cao điểm sử dụng nhà vệ sinh như sáng sớm, buổi tối. Diện tích WC phù hợp để sử dụng thiết bị là từ 6m2 trở lên.

lavabo đôi

Diện tích nhà vệ sinh phù hợp để lắp phòng tắm kính

Phòng tắm kính mang đến tiện ích là ngăn chặn nước tràn ra khắp sàn. Tuy nhiên, không phải phòng vệ sinh nào cũng có thể lắp đặt tấm kính. Việc lắp đặt cho diện tích nhỏ sẽ gây nên khó khăn khi tắm cho trẻ nhỏ. Do vậy, gia đình chỉ nên thiết kế tiện ích này khi diện tích dành cho nhà tắm từ 6m2 trở lên. 

Cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh là hoạt động cần được thực hiện khi chất lượng công trình xuống cấp hoặc mất đi tiện nghi và tính an toàn. Xây Dựng Nam Thiên Phát đã chia sẻ đến bạn những hạng mục thiết kế mới nhà WC để mang đến sự thoải mái hơn trong sinh hoạt. Nếu bạn cần tư vấn về hoạt động thi công, sửa chữa công trình nhà vệ sinh, hãy liên hệ đến Xây Dựng Nam Thiên Phát để được hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá chúng tôi