15+ mẫu thiết kế bếp cho không gian hẹp giúp tối ưu diện tích
GIÁ THÔ 3 TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4.8 ĐẾN 6 TRIỆU Đ/M2

15+ mẫu thiết kế bếp cho không gian hẹp giúp tối ưu diện tích

Xây dựng Nam Thiên Phát chia sẻ cách thiết kế bếp cho không gian hẹp giúp tối ưu diện tích mà vẫn đảm bảo thông thoáng khí, gọn gàng và đảm bảo thẩm mỹ chung

Đối với những căn nhà phố, nhà ống, nhà có diện tích nhỏ, việc bố trí và sắp xếp các không gian, đồ dùng nội thất thường đặt yếu tố tối ưu diện tích lên hàng đầu. Căn bếp là không gian chung không thể thiếu trong ngôi nhà nên bạn tính toán cách thiết kế phù hợp. Trong nội dung dưới đây, Xây dựng Nam Thiên Phát chia sẻ đến bạn 15+ mẫu thiết kế bếp cho không gian hẹp để nơi này luôn thoáng đáng, sáng sủa và không ám mùi khó chịu.

Mẫu thiết kế nhà bếp cho không gian hẹp nhìn thoáng và sáng

Mỗi ngôi nhà sẽ có kết cấu và cách bố trí khác nhau. Do vậy, việc sắp xếp, thiết kế căn bếp cũng có sự đa dạng với các kiểu dáng như hình chữ L, hình chữ I, kiểu song song… Dưới đây là những mẫu bếp mang đến sự thuận tiện và tối ưu cho ngôi nhà Việt.

Thiết kế bếp nhỏ hẹp hình chữ L

Bếp hình chữ L được cấu tạo bởi hai đoạn mặt bàn vuông góc với nhau, đa số là có một đoạn ngắn và một đoạn dài. Kiểu thiết kế này thường dành cho bếp đặt ở sát hoặc ốp liền vào tường. Tùy theo chiều dài, chiều rộng không gian mà gia đình có thể thiết kế các cạnh có kích thước phù hợp. 

Ưu điểm nổi bật nhất của mẫu thiết kế hình chữ L là giúp bạn che đi phần góc của căn bếp và nâng cao thẩm mỹ chung của căn nhà. Dưới đây là một số mẫu thiết kế bạn có thể tham khảo.

Bếp hình chữ L hiện đại, sử dụng tông màu gỗ sang trọng

Căn bếp hiện đại sử dụng tông màu trắng là màu chủ đạo và sử dụng tủ màu đen làm điểm nhấn

Mẫu phòng bếp hình chữ L thiết kế đơn giản

Căn bếp chữ L hiện đại sử dụng màu vàng và màu trắng xám

Căn bếp thiết kế hình chữ L, mặt bàn đá tự nhiên sang trọng và sử dụng màu xanh bơ tạo cảm giác sáng sủa

Mẫu thiết kế bếp cho không gian hẹp hình chữ I

Mẫu thiết kế bếp nhỏ hẹp hình chữ I sẽ đẩy toàn bộ nội thất nhà bếp như bàn nấu ăn, tủ bếp, tủ lạnh, lò nướng… sang một bên tường. Bên còn lại là lối đi trong gia đình và bàn ăn. Cách thiết kế này tạo một không gian tương đối rộng rãi ở lối đi để bạn dùng làm chức năng khác. Bạn có thể đặt chậu cây cảnh để căn bếp thêm tươi xanh, đặt bàn ăn hay thậm chí là trải chiếu làm tiệc khi gia đình có khách.

Bếp chữ I mang đến lối đi rộng rãi

Bếp nhỏ gọn hình chữ I có đặt kệ sắt vững vàng để đựng đồ dùng và cây xanh nhỏ
Căn bếp hình chữ I thiết kế bám theo chiều ngang của căn phòng

Mẫu thiết kế bếp cho nhà ống hẹp kiểu song song

Thiết kế bếp cho nhà ống hẹp kiểu dáng song song là bố trí hai mặt bàn nhà bếp chạy song song với nhau. Thông thường, một bên sẽ dùng để đặt các đồ điện gia dụng kích thước lớn như tủ lạnh, lò nướng, máy rửa bát và bên còn lại đặt những món đồ nhỏ hơn như nồi cơm điện, nồi chiên không dầu và bồn rửa. 

Mặt bàn bếp chạy dọc theo chiều sâu của căn phòng, ở giữa có lối đi lớn

Căn bếp thiết kế song song phong cách hiện đại, có chia hai khu vực, gồm 1 bên đặt thiết bị nhà bếp lớn và bên còn lại để dụng cụ nhỏ

Hai mặt bàn nhà bếp kích thước lớn, giúp tăng không gian sơ chế, chuẩn bị đồ ăn
Thiết kế bếp song song, màu xanh mòng két đẹp mắt, tạo nên sự đạo đáo và mát mẻ cả trong mùa hè
Căn bếp sử dụng màu đỏ sống động và cá tính

Thiết kế bếp không gian hẹp hình chữ U

Thiết kế bếp cho không gian hẹp hình chữ U tạo sự thuận tiện cho bạn trong quá trình nấu nướng. Tất cả những món đồ cần thiết như thực phẩm, dụng cụ nấu… được bày trí xung quanh bạn. Nhờ đó, bạn không cần di chuyển quá xa trong quá trình nấu nướng.

Căn bếp hình chữ U sử dụng các tông màu gỗ và trắng nhẹ nhàng, tinh tế

Bếp nhỏ gọn hình chữ U sử dụng mặt bàn đá và màu chủ đạo là màu trắng
Thiết kế bếp hình chữ U, có sự kết hợp màu sắc ngọt ngào
Căn bếp sáng tạo và hấp dẫn với nội thất tông màu xám mix cùng màu đỏ đô
Căn bếp sử dụng màu gỗ trầm mang đến cảm giác ấm áp và gần gũi

Thiết kế bếp có đảo tiện lợi

Đảo bếp là thiết bị thường xuyên xuất hiện trong các ý tưởng thiết kế bếp không gian hẹp cho nhà ống, nhà phố. Đảo thường được đặt ở giữa phòng, có mặt phẳng phía trên như một chiếc bàn ăn và ở dưới thường có ngăn tủ để đựng đồ. 

Bàn đảo thường được đặt ở giữa bếp và thực hiện nhiều chức năng khác nhau như làm bàn ăn, làm bàn sơ chế đồ ăn, có thể gắn bồn rửa tiện lợi hay làm tủ đựng đồ dùng nhà bếp. Đảo hiện có có nhiều loại như đảo nằm trực tiếp trên sàn hoặc đảo có chân để bạn dễ dàng di chuyển vị trí cho phù hợp với việc nấu nướng.

Bếp màu gỗ trầm, có đảo cùng màu ở giữa
Đảo bếp nhỏ gọn màu gỗ trùng với mà sàn, phía dưới đảo đựng lò vi sóng và có tủ nhỏ chứa dụng cụ
Thiết kế bàn bếp hình chữ L kết hợp với đảo nhỏ
Bếp đảo được gắn cố định vào tường, vừa dùng làm bàn ăn, vừa dùng làm nơi cất trữ đồ đạc, xoong nồi
Đảo bếp màu trắng cùng màu với tường và nội thất nhà bếp

Phối màu tường và nội thất thế nào cho bếp nhỏ hẹp?

Khi nhắc đến những căn bếp nhỏ với diện tích hạn chế, việc tận dụng từng mét vuông đều phải được tính toán kỹ càng. Đồng thời, sự lựa chọn màu sắc một cách không ngoan sẽ giúp căn bếp của ban trông rộng rãi, sạch sẽ và mang đến động lực nấu nướng hơn. Dưới đây là một số cách phối màu tường và nội thất phù hợp cho gian bếp nhà bạn:

Kết hợp các màu sắc khác nhau cho căn bếp của bạn trở nên ấm áp và mát mẻ. Sự kết hợp màu sắc giúp tăng thêm sự độc đáo và nét đặc trưng trong không gian ẩm thực nhỏ gọn. Bạn có thể tạo hiệu ứng sống động cho khu vực bằng cách kết hợp màu sắc như màu trắng của tường, nâu sẫm của tủ đứng và tủ treo tường, xanh đậm, xanh lam nhẹ nhàng của cây cối và màu xám tinh tế.

Sự kết hợp giữa các màu gỗ xám, màu đen, xanh dương xám, màu trắng trong căn bếp

Lựa chọn màu vàng làm điểm nhấn cho căn bếp có màu xám là màu chủ đạo. Màu vàng là màu của sự tích cực, giúp thành viên luôn cảm nhận được động lực khi đến với không gian. Vàng kết hợp với màu xám tạo nên không gian vừa hiện đại, vừa hài hòa thị giác.

Bếp hình chữ L sử dụng màu nhấn là màu vàng tươi

Chọn màu sơn tường màu pastel nhẹ nhàng kết hợp với nội thất màu trắng. Đây là sự kết hợp của những màu sắc tươi sáng, giúp không gian bếp nhỏ của bạn lúc nào cũng bừng sáng và sạch sẽ.

Căn bếp hình chữ I, nội thất màu trắng và tường màu xanh pastel

Chọn bếp có tường màu trắng và nội thất màu xám cho gian bếp. Sự sang trọng của tông xám cùng sự tinh khiết của màu trắng nên căn bếp đầy phong cách mạnh mẽ. Hai màu này có sự tương phản nhẹ, mang đến chiều sâu cho không gian và cảm giác rộng rãi. 

Tường nhà màu trắng và nội thất là các tông màu xám khác nhau

Chọn màu sơn tường, tủ nội thất màu trắng và khu vực nấu nướng lát gạch màu ấm áp. Sự kết hợp giúp không gian bếp của bạn có tính liên tục và luôn gọn gàng. Lựa chọn lát đá ở phía dưới tủ treo tường giúp hạn chế tối đa dầu mỡ bám bẩn vào không gian bếp.

Tủ và sơn tường trong căn bếp đều màu trắng

Cách kê đồ, bố trí nội thất và không gian cho bếp nhà ống nhỏ hẹp?

Thiết kế nhà bếp cho không gian hẹp thường theo xu hướng là sử dụng nhiều ngăn chứa đồ để giữ không gian mặt bàn luôn gọn gàng, thông thoáng. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để áp dụng cho không gian bếp nhà mình:

  • Bỏ tủ treo tường mang lại cảm giác căn phòng rộng rãi ngay lập tức do tất cả đồ vật trong không gian đều nằm dưới tầm mắt ngang của bạn. Việc này còn giúp không gian có thêm nhiều ánh sáng tự nhiên.

  • Sử dụng các ngăn kéo, ngăn mở đựng đồ dưới mặt bàn nấu, bàn ăn và đảo bếp.
  • Sử dụng gạch lát bếp có kích thước lớn, ít họa tiết, đường vữa mịn để căn phòng liền mạch và rộng rãi.
  • Sử dụng kệ bếp dạng modul kéo để đựng bát đĩa, gia vị và đồ khô.
  • Lựa chọn bàn tròn trong bếp nhỏ để loại bỏ góc nhọn, tạo sự mượt mà trong không gian và việc di chuyển giữa các chỗ ngồi cũng trở nên thuận tiện hơn.
  • Lắp đặt đảo bếp nhỏ trong nhà với bồn rửa, mặt bàn phẳng vừa sử dụng được để ăn uống, vừa dùng làm nơi sơ chế đồ ăn.
Sử dụng đảo bếp đa chức năng
  • Bố trí bàn ghế kiểu Bistro sát tường cho gia đình ít người.
  • Lắp đặt bàn treo tường để không gian sàn theo thoáng đãng.
Chiếc bàn ăn treo tường độc đáo cho gia đình

Xây dựng Nam Thiên Phát đã chia sẻ đến bạn những mẫu thiết kế bếp cho không gian hẹp phù hợp để áp dụng cho nhà ống, nhà phố có diện tích giới hạn. Từng ý tưởng đều giúp căn bếp thêm gọn gàng, thẩm mỹ và tạo hứng thú cho các thành viên đến khi với gian bếp. Bạn hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều ý tưởng hay để xây dựng được căn nhà thông minh và tiện nghi.

Đánh giá chúng tôi