Thiết kế ban công nhà phố cho gia đình có trẻ em nhỏ
GIÁ THÔ 3 TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4.8 ĐẾN 6 TRIỆU Đ/M2

Thiết kế ban công nhà phố cho gia đình có trẻ em

Thiết kế ban công nhà phố cho gia đình có trẻ em là điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ mà vẫn giữ được sự thẩm mỹ và tiện ích cho gia đình.

Ban công là một không gian mở, thoáng mát, là nơi lý tưởng để gia đình có trẻ em vui chơi, thư giãn. Tuy nhiên, thiết kế ban công nhà phố như thế nào để phù hợp và bảo vệ an toàn cho trẻ em? Câu hỏi này đang được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách thiết kế ban công nhà phố cho gia đình có trẻ em nói riêng và thiết kế ban công nhà phố nói chung trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết khi thiết kế ban công nhà phố cho gia đình có trẻ em

Tiêu chí thiết kế ban công nhà phố cho gia đình có trẻ em là gì?

Ban công là vị trí quan trọng trong ngôi nhà, không chỉ giúp tăng thẩm mỹ, thông thoáng mà còn là đón nắng gió. Do đó, việc thiết kế ban công nhà phố cần đảm bảo an toàn cho trẻ nhưng đồng thời vẫn giữ được sự thẩm mỹ, tạo không gian thoáng đãng cho các thành viên khác. Đặc biệt có lối thoát hiểm, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Đảm bảo an toàn là quan trọng khi thiết kế ban công nhà có trẻ nhỏ
Đảm bảo an toàn là quan trọng khi thiết kế ban công nhà có trẻ nhỏ

Thiết kế ban công an toàn cho trẻ có phải lắp kín mít, bịt bùng không?

Một trong những lo ngại của các bậc cha mẹ khi thiết kế ban công cho gia đình có trẻ em là liệu có nên lắp kín mít, bịt bùng ban công để tránh bé bị rơi xuống dưới hay không. Mặc dù đây là lựa chọn an toàn cho con nhưng không phải là giải pháp tốt nhất. Bởi nó làm mất đi tính thẩm mỹ, thông thoáng và lại cực kỳ nguy hiểm khi có cháy nổ, vì lối thoát hiểm đã bịt kín. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng những cách khác để thiết kế ban công vừa thẩm mỹ vừa an toàn cho trẻ.

Không cần phải lắp kín mít, bịt bùng mà nên thiết kế thông thoáng
Không cần phải lắp kín mít, bịt bùng mà nên thiết kế thông thoáng

Thiết kế thế nào để trẻ không leo trèo, té ngã xuống dưới?

Lan can ban công cần thiết kế với độ cao ít nhất 1m, tốt nhất là cao hơn 1,3m, không có các khe hở nào rộng hơn 10 – 12cm khiến bé có cơ hội “thử nghiệm” trò chơi lọt người ra bên ngoài không trung. Khi thiết kế cần chú ý không để hở ra những phần mà trẻ em có thể dùng làm điểm tựa để leo hoặc trèo qua ban công, ví dụ chậu cây, bàn ghế…

Khoảng cách của các thanh ngang cũng cần chú ý không được quá rộng, từ 15 – 16cm so với mặt sàn khiến bé chơi đùa, nằm phía dưới có thể lọt ra ngoài.

Với những thành ban công được kết nối bởi những chi tiết trang trí, bạn cũng cần chú ý những chi tiết trang trí cần được gắn chắc chắn, không nên để hở mối hàn. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa chi tiết trang trí nên được thi công với mật độ dày, tránh để bé mắc kẹt đầu hay cả người ra bên ngoài khi chơi đùa.

Ngoài việc lắp lan can cao và dày, bạn cũng nên chú ý đến những đồ đạc ở ban công để bé không thể leo trèo hoặc té ngã xuống dưới. Do đó hãy loại bỏ hoặc hạn chế những đồ đạc sau:

  • Ban công ở những gia đình có trẻ nhỏ, bạn cần đảm bảo yếu tố an toàn, cần tránh những đồ đạc đặt xung quanh khiến bé có cơ hội để leo trèo ra ngoài như nội thất có độ cao tương đối, chậu cây hay những đồ vật có thể kéo từ bên trong nhà ra ngoài.
  • Tránh những vật liệu dễ vỡ hoặc đồ đạc dễ gây thương tích cho bé chẳng hạn như kính, gạch, kệ treo.
Thiết kế ban công chắc chắn, đảm bảo độ cao tiêu chuẩn
Thiết kế ban công chắc chắn, đảm bảo độ cao tiêu chuẩn

XEM THÊM: nhà chữ l 1 tầng 3 phòng ngủ

Thiết kế thế nào để trẻ không ném đồ hoặc làm rớt đồ xuống dưới?

Ở khu vực ban công, trẻ em có thể ném đồ hoặc sơ ý làm rớt đồ xuống dưới. Việc này gây nguy hiểm cho người đi đường hoặc tài sản của hàng xóm. Để ngăn trẻ em ném đồ hoặc làm rớt đồ xuống dưới từ ban công, bạn cần làm những việc sau:

  • Sử dụng các thiết kế ít có khoảng hở để trẻ không có cơ hội quăng đồ xuống bên dưới như lan can kính, gạch bông gió, hệ lam.
  • Nếu có trồng các chậu cây bạn nên ràng buộc chắc chắn.
Thiết kế ban công với gạch bông gió vừa an toàn cho trẻ vừa thông thoáng
Thiết kế ban công với gạch bông gió vừa an toàn cho trẻ vừa thông thoáng

Cửa sổ, cửa đi ban công lựa chọn thế nào để trẻ không bị nhốt bên ngoài?

Cửa sổ và cửa đi ban công là những lối ra vào của bé đến ban công. Nếu không được thiết kế an toàn, chúng có thể khiến bé bị nhốt bên ngoài hoặc tự mở ra được khi không có người lớn ở bên cạnh. Bạn nên lựa chọn cửa sổ và cửa đi ban công theo các tiêu chí sau:

  • Có khóa an toàn để bé không thể tự mở ra được khi không có người lớn ở bên cạnh.
  • Chọn cửa kính trong suốt hoặc lưới chắn để quan sát bé khi bé đang chơi ở ban công. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những hành vi nguy hiểm của bé và can thiệp nhanh chóng.
  • Cửa thiết kế tay cầm cao để bé không thể với tới được và ngăn chặn việc bé tự ý mở cửa sổ và cửa đi ban công.
Cửa sổ, cửa đi ban công nên khoá cửa an toàn, tay cầm cao
Cửa sổ, cửa đi ban công nên khoá cửa an toàn, tay cầm cao

Sàn ban công chọn vật liệu gì để không trơn trượt cho bé?

Sàn ban công, nơi bé có thể chạy nhảy, đùa giỡn nên có thể xảy ra tình trạng té ngã hoặc trượt chân dẫn đến những tai nạn không mong muốn. Do đó để hạn chế trơn trượt, tạo khu vực vui chơi thoải mái mà không lo ngại gì cho trẻ. Bạn nên chọn vật liệu phù hợp, thấm hút nhanh như sàn gỗ nhựa composite, sàn gạch hoa văn hoặc thảm, chiếu.

Sàn ban công nên sử dụng các vật liệu thấm hút nhanh, chống trơn trượt
Sàn ban công nên sử dụng các vật liệu thấm hút nhanh, chống trơn trượt

Ban công nhà có trẻ nhỏ có cần lắp mái che không?

Việc lắp mái che cho ban công nhà có trẻ nhỏ là tùy thuộc vào ý thích và điều kiện của mỗi gia đình. Mái che có thể giúp bảo vệ ban công khỏi nắng mưa hay bụi bẩn. Đồng thời tạo ra không gian riêng tư và ấm cúng cho gia đình. Tuy nhiên, mái che cũng có thể làm mất đi tính thông thoáng và thẩm mỹ của ban công, gây tốn kém chi phí và công sức lắp đặt bảo trì. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định lắp mái che cho ban công nhà có trẻ nhỏ.

Ban công nhà có trẻ nhỏ có thể lắp hoặc không lắp mái che
Ban công nhà có trẻ nhỏ có thể lắp hoặc không lắp mái che

Đừng quên thường xuyên kiểm tra ban công

Dù đã thiết kế ban công an toàn cho trẻ em như thế nào đi nữa, bạn cũng không nên lơ là việc kiểm tra ban công thường xuyên. Vì vậy hãy kiểm tra định kỳ các phần sau của ban công:

  • Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của thanh chắn ban công theo định kỳ 3 tháng 1 lần. Nhất là các mối nối, kết cấu của ban công để phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng.
  • Đặc biệt, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên khóa cửa ra ngoài ban công khi đang bận việc hoặc không thể trông chừng bé một cách tuyệt đối.
  • Kiểm tra sàn ban công, mái che (nếu có) và những đồ đạc ở ban công. Nếu có phát hiện hư hỏng, mục, mòn hay sắc nhọn thì nên sửa chữa, thay mới hoặc loại bỏ để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Đừng quên thường xuyên kiểm tra ban công khi trẻ vui chơi khu vực này
Đừng quên thường xuyên kiểm tra ban công khi trẻ vui chơi khu vực này

XEM THÊM: xây nhà trọn gói bình dương

Dù ban công đã thiết kế an toàn nhưng ba mẹ không nên lơ là

Cho dù đã có những biện pháp phòng ngừa nhưng quan trọng hết với những trẻ nhỏ khi vui chơi bên ngoài ban công cần có ba mẹ đứng gần quan sát và nhắc nhở.

Trường hợp ba mẹ không thể theo sát con thì nên để bé chơi trong nhà hoặc khu vực mà ba mẹ vừa có thể làm việc vừa quan sát. Ngoài ra, cũng nên dạy trẻ về những nguyên tắc an toàn khi chơi ở ban công, như không leo trèo lan can, không ném đồ ra ngoài, không chơi với các đồ vật nguy hiểm,…

Đánh giá chúng tôi