7+ mẫu thiết kế nhà vừa ở vừa kinh doanh tối ưu chi phí
Nhà vừa ở vừa kinh doanh là giải pháp thiết kế lý tưởng cho gia chủ muốn tận dụng mặt tiền làm nơi buôn bán, kinh doanh dịch vụ hay cho thuê phòng. Nếu bạn đang tìm kiếm một số ý tưởng thiết kế nhà vừa kinh doanh vừa ở đẹp mắt thì hãy cùng Xây Dựng Nam Thiên Phát theo dõi bài viết sau đây với nhiều gợi ý vô cùng thú vị.
Đặc trưng của mô hình thiết kế nhà vừa ở vừa kinh doanh
Kinh doanh tại nhà giúp gia chủ tiết kiệm được rất nhiều chi phí thuê mặt bằng và chi phí thi công trang trí. Có nhiều loại hình kinh doanh thường được kết hợp với nhà ở như buôn bán sản phẩm, hàng ăn, nước uống; cho thuê phòng; mở dịch vụ phòng khám, spa, sửa xe….
Mô hình thiết kế này có những đặc trưng nổi bật sau:
- Ngôi nhà được chia làm 2 khu vực riêng biệt là khu vực kinh doanh, buôn bán và khu vực sinh hoạt của gia đình.
- Để tiện cho việc di chuyển, khu vực kinh doanh thường nằm ở tầng trệt, còn khu vực ở thường nằm phía sau và các tầng trên.
Nhà vừa ở vừa kinh doanh sản xuất
Yêu cầu khi xây dựng nhà vừa kinh doanh vừa ở
Để tối ưu công năng sử dụng cho từng khu vực, khi xây nhà vừa kinh doanh vừa ở, các yêu cầu sau đây cần được đáp ứng:
Đảm bảo sự riêng tư
Không nên để tiếng ồn hay các vấn đề phát sinh ở khu vực kinh doanh làm ảnh hưởng đến khu vực sinh hoạt và ngược lại. Vì vậy, sự riêng tư của mỗi khu vực chức năng cần được đảm bảo ở mức tối đa. Điều này sẽ giúp việc kinh doanh của bạn diễn ra thuận lợi và có tính chuyên nghiệp cao.
Giải pháp thiết kế được đề xuất là thi công hai lối đi riêng, sử dụng vách ngăn cách âm ở không gian giao nhau, xây riêng nhà vệ sinh cho khách (đặc biệt là với hàng ăn, quán cà phê).
Một giải pháp khác là gia chủ có thể dành riêng một đến hai tầng lầu dành cho việc kinh doanh và lắp đặt cửa rào ở cầu thang dẫn lên khu vực ở. Ngoài ra, có thể sử dụng bảng chỉ dẫn để khách nhận biết được các khu vực riêng tư không được xâm phạm.
Cửa hàng kinh doanh và không gian ở có hai lối đi riêng
Thuận tiện di chuyển
Khi xây nhà vừa ở vừa kinh doanh, cần đảm bảo sự di chuyển thuận lợi cho từng khu vực chức năng. Các thành viên gia đình có thể tự do ra vào khu vực sinh hoạt mà không làm gián đoạn trải nghiệm mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng. Đồng thời, khách hàng cũng có thể thoải mái ra vào hàng ăn, quán nước hay chỗ kinh doanh dịch vụ mà không cần phải đi qua chỗ ở của gia chủ.
Bố trí khoa học để tối ưu diện tích
Trên cùng một lô đất mà bố trí vừa nhà ở, vừa khu vực kinh doanh nên gia chủ cần thảo luận kỹ lưỡng với đơn vị thi công để tối ưu diện tích và chức năng sử dụng. Các không gian cần được phân chia khoa học, đồ nội thất nên được lựa chọn đơn giản, đa năng, hạn chế các chi tiết trang trí rườm rà gây lãng phí diện tích.
Nhà ở nằm tầng trệt, khu vực kinh doanh spa nằm ở tầng 2
XEM THÊM: dịch vụ xây nhà trọn gói bình dương uy tín
Giải pháp thiết kế cho nhà vừa ở vừa kinh doanh cho từng khu vực
Một số giải pháp thiết kế nhà vừa ở vừa kinh doanh sau đây có thể gợi mở cho bạn thêm nhiều ý tưởng mới khi kiến tạo không gian của riêng mình:
Cửa chính
Cửa chính dẫn vào nhà luôn được mở để phục vụ khách đến mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Gia chủ nên ưu tiên dùng các loại cửa dễ thao tác như cửa kính, cửa xếp hay cửa cuốn. Khóa cửa cần chắc chắn để bảo vệ an toàn hàng hóa và tài sản bên trong.
Lối đi
Giải pháp tốt nhất để vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt riêng tư là xây dựng 2 lối đi riêng biệt, một lối đi dành cho khách hàng và một lối đi dành cho các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, nếu hai khu vực liền kề nhau mà không có khoảng không gian chuyển tiếp thì vách ngăn tường, cửa kính, lớp bê tông giữa tầng trên tầng dưới,… cần được cách âm một cách hiệu quả. Nhưng tốt nhất hãy thiết kế một không gian đệm giữa hai khu vực để vừa làm giảm tiếng ồn, vừa đảm bảo sự riêng tư tối đa.
Khu vực nhà ở và văn phòng làm việc có khoảng sân chuyển tiếp ở giữa
Nhà vệ sinh
Khách hàng có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh khá cao, nhất là với các quán ăn, quán cà phê, vì vậy, gia chủ nên xây dựng nhà vệ sinh riêng cho khu vực kinh doanh, không nên dùng chung với khu vực ở. Gia chủ có thể cân nhắc thiết kế nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ để tiện cho việc sử dụng. Vị trí đẹp nhất để đặt nhà vệ sinh là ở gần quầy phục vụ hoặc ở khu vực phía sau cùng.
Kho chứa hàng
Với các loại hình kinh doanh sản phẩm, kho chứa hàng nên được đặt ở tầng trệt để thuận tiện cho việc vận chuyển, nhập và xuất hàng. Còn với những loại hình kinh doanh dịch vụ thì kho chứa hàng có thể đặt ở vị trí thuận lợi khác, gần với khu vực kinh doanh.
Cách chọn vật tư cho khu vực kinh doanh
Làm sao để lựa chọn vật tư tối ưu chi phí cho khu vực kinh doanh là băn khoăn của không ít gia chủ. Sau đây là một số đề xuất hữu ích cho vấn đề này:
Cửa
Cửa cuốn thường được lựa chọn là lớp cửa ngoài cùng vì dễ thao tác và có tính an ninh cao. Lớp cửa phía trong thường là cửa kính vì có khả năng chống bụi tốt, dễ trưng bày hàng hóa, sản phẩm và không gây cản trở tầm nhìn của khách mua hàng.
Bên cạnh đó, cửa xếp cũng được lựa chọn vì giá rẻ nhưng sở hữu nhiều nhược điểm như gây tiếng ồn lớn, độ bền thấp, không có tác dụng cản bụi và không đảm bảo an ninh.
Cửa cuốn được sử dụng cho cửa hàng bán thuốc
Gạch
Để lót sàn, gia chủ nên ưu tiên lựa chọn gạch chống xước, ít hoa văn và dễ vệ sinh do lượng người ra vào nhiều. Còn để ốp trang trí mặt tiền thì nên chọn chọn gạch men trơn, nhẵn, tránh chọn loại gạch nhám hay sần sùi vì rất dễ bám bụi, lên rêu mốc rất khó vệ sinh, làm giảm tính thẩm mỹ của tổng thể thiết kế.
Sơn
Gia chủ nên chọn sơn màu trắng hoặc các tông màu pastel cho tường để không gian được cơi nới rộng hơn về mặt cảm giác.
Về mặt tổng thể, gia chủ nên lựa chọn vật tư hoàn thiện ở mức độ trung bình khá nhưng để tối ưu chi phí thi công.
Sử dụng màu trắng là tông màu chủ đạo
Lưu ý thiết kế nhà theo từng loại hình kinh doanh
Tùy từng loại hình kinh doanh mà đơn vị thi công sẽ đề xuất một số phương án thiết kế phù hợp.
Nhà ở kết hợp buôn bán hàng ăn, hàng uống
Nếu nhà ở được tận dụng để mở quán ăn, quán cà phê thì cần lưu ý bố trí hệ thống thông gió, hút mùi khói bếp để hạn chế tối đa mùi đồ ăn, thức uống bay vào khu vực sinh hoạt của gia đình.
Nhà vừa ở vừa cho thuê phòng
Tùy vào hình thức cho thuê phòng bình dân hay cao cấp mà gia chủ cân nhắc:
- Trang bị đầy đủ các tiện nghi cần thiết nhất như phòng vệ sinh, khu vực bếp, điều hòa, máy nóng lạnh cho khách thuê. Một số tiện nghi có thể bố trí độc lập từng phòng hoặc ở không gian chung như khu vực nấu nướng, chỗ giặt phơi.
- Lắp đặt hệ thống camera quan sát ở khu vực hành lang, chỗ để xe để đảm bảo an ninh cho khách thuê cũng như gia chủ.
- Lựa chọn vật liệu cách âm tốt giữa các phòng để hạn chế tối đa tiếng ồn, đảm bảo sự riêng tư.
Nhà vừa ở vừa kinh doanh dịch vụ
Nếu kết hợp kinh doanh dịch vụ tại nhà như mở phòng khám, spa, trị liệu,…. thì vấn đề an ninh cần được chú trọng vì có rất nhiều khách hàng ra vào mỗi ngày. Gia chủ có thể lắp đặt camera giám sát ở khu vực phía trước cửa chính để đề phòng trộm cắp và đề nghị khách hành tự bảo quản tư trang.
Nếu khu vực phía trước nhà không đủ chỗ để xe thì gia chủ cần dành một phần diện tích ở dưới tầng trệt để làm chỗ giữ xe.
Khoảng sân trước được dùng làm khu vực để xe cho khách hàng
XEM THÊM: mẫu nhà cấp 4 chữ l 3 phòng ngủ
Thiết kế cho nhà tiết kiệm năng lượng
Các giải pháp dưới đây có thể tiết kiệm năng lượng hiệu quả khi thiết kế nhà vừa ở vừa kinh doanh:
- Sử dụng các vật liệu chống nóng giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà khi khu vực kinh doanh cần phải bật điều hòa liên tục.
- Ưu tiên lắp đặt điều hòa inverter sử dụng công nghệ biến tần giúp duy trì nhiệt độ phòng luôn ở mức hợp lý, nhờ đó mà tiết kiệm năng lượng hơn so với những loại điều hòa thông thường.
- Trang bị hệ thống đèn LED tiết kiệm điện cho cả hai khu vực. Cùng với đó, gia chủ có thể sử dụng cảm biến chuyển động với chế độ tắt đèn tự động khi không có người.
Bố trí chức năng nhà vừa ở vừa kinh doanh
Nhà 2 tầng kết hợp kinh doanh 9x12m 2 phòng ngủ 1 WC
- 2 phòng ngủ
- 1 WC
- bếp chữ L
Tầng 1:
- Làm mặt bằng kinh doanh
- Cầu thang 1 vế nằm sát tường
Tầng 2:
- Khu vực ở: phòng khách, bếp, phòng ăn
- 2 phòng ngủ nhỏ
- 1 WC dùng chung
Nhà 2 tầng kết hợp kinh doanh 9×13,5m 2 phòng ngủ 2 WC
- 2 phòng ngủ
- 2 WC
- bếp chữ L
Tầng 1:
- Làm mặt bằng kinh doanh
- Cầu thang 1 vế đặt cuối nhà
Tầng 2
- Khu vực ở: phòng khách, bếp, phòng ăn
- 1 phòng ngủ lớn, WC riêng
- 1 phòng ngủ nhỏ
- 1 WC dùng chung
Nhà 2 tầng kết hợp kinh doanh 9x20m 4 phòng ngủ 4 WC
- 4 phòng ngủ
- 4 WC
Tầng 1:
- Khu vực kinh doanh đằng trước, có cửa phụ để vào nhà mà không cần vòng qua cửa chính
- Khu vực ở phía sau gồm phòng khách, bếp, phòng ăn
- 1 WC dùng chung
- 2 lối đi
Tầng 2:
- 1 phòng ngủ lớn với WC riêng
- 3 phòng ngủ nhỏ
- 1 WC dùng chung
Tum:
- Phòng thờ
- 1 WC
Nhà 3 tầng kết hợp cho thuê 8x9m 4 phòng ngủ 4 WC
- 4 phòng ngủ
- 4 WC
Tầng 1:
- Khu vực để xe
- 1 phòng cho thuê với WC riêng
- Cầu thang 1 vế sát tường
Tầng 2:
- Nơi ở của chủ nhà
Tầng 3:
- 2 phòng cho thuê và 2 WC
Nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh 7x9m 2 phòng ngủ 3 WC
- 2 phòng ngủ
- 3 WC
- bếp chữ L
Tầng 1:
- Làm mặt bằng kinh doanh
- Cầu thang 1 vế nằm sát tường
Tầng 2:
- Phòng khách, bếp, phòng ăn
- 1 WC
Tầng 3:
- 2 phòng ngủ 2 WC
Tổng hợp mẫu mặt tiền nhà vừa ở vừa kinh doanh đẹp, hiện đại
Sau đây là một số mẫu nhà vừa ở vừa kinh doanh đẹp và hiện đại mà bạn có thể tham khảo:
Nhà vừa ở vừa mở cửa hàng với thiết kế trang nhã
Khu vực để xe rộng rãi nằm ở tầng trệt
Nhà vừa ở vừa kinh doanh 3 tầng phân tách không gian rõ ràng
Nhà ở kết hợp văn phòng 3 tầng có thiết kế hiện đại, khỏe khoắn
Ấn tượng với mẫu nhà vừa ở vừa kinh doanh theo phong cách tối giản
Nhà vừa ở vừa kinh doanh 4 tầng có 2 mặt tiền
Nhà vừa ở vừa cho thuê phòng 5 tầng
Thiết kế hai khu vực chức năng riêng trong cùng một không gian sống không phải là chuyện đơn giản. Hy vọng rằng những giải pháp thiết kế trên đây đã giúp gia chủ có thêm nhiều ý tưởng thú vị trong việc kiến tạo mô hình nhà vừa ở vừa kinh doanh của mình trong tương lai.